7 lí do khiến việc làm tại nhà của bạn luôn gặp khó khăn

Việc làm tại nhà là gì và đã tác động như thế nào đến dòng chảy lao động trên thế giới?

Việc làm tại nhà hay được biết đến với một số tên gọi như việc làm tự do (freelance), việc làm từ xa (remote), việc làm trực tuyến (online)… đang trở thành một trào lưu lao động mới trên thế giới. Và những người lao động đảm nhận công việc này được gọi là freelancer. Cách đây khoảng 7-10 năm, dịch vụ việc làm tại nhà đã được nhen nhóm và phát triển tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, có 4 quốc gia đang nắm bắt xu hướng này rất tốt bao gồm: Singapore, Phillippines, Indonesia và Việt Nam.

việc làm tại nhà
 (Cre: PeopleImages|Getty Images)

Vì sao freelancer luôn phải đối diện với các rủi ro giao dịch và thanh toán trực tuyến?

Hiện nay nghề freelancer vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng mực và chính xác như đặc tính vốn có của nó. Nhiều giao dịch vẫn gặp rủi ro trong thanh toán. Theo một nghiên cứu của Paypal vào ngày 01/03/2018, 58% freelancer tại 4 quốc gia trên không nhận được khoản thanh toán từ khách hàng như đã thỏa thuận, con số này ở Việt Nam lên đến 68%, dấy lên mối lo ngại về môi trường giao dịch dành cho freelancer trong nước.

Đối với các dự án quốc tế, freelancer có xu hướng tham gia giao dịch trên các nền tảng trực tuyến và sàn giao dịch trung gian. Ngược lại đối với dự án trong nước, họ sẽ tìm kiếm các kênh giao dịch khác. Lỗ hổng thanh toán xuất hiện từ đây.

  • 48% freelancer ở Singapore tìm việc làm tại nhà qua truyền miệng.
  • 49% ở Indonesia nhận dự án qua job board trực tuyến.
  • 58% freelancer nhận việc qua cộng đồng trực tuyến Phillippines.
  • Và ở Việc Nam, 58% freelancer Việt nhận việc làm tại nhà qua mạng xã hội – một trong số những kênh rủi ro thanh toán lớn.
Môi trường thanh toán trực tuyến luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cả khách hàng và freelancer với công việc làm tại nhà

Ngày nay freelancer đang chịu nhiều thiệt thòi bởi môi trường trung gian kém an toàn đem lại. Họ cần có một sự nhận thức và chuyển dịch mạnh mẽ phong cách làm việc cũng như tiến hành làm việc trên một nền tảng uy tín hơn như sàn thương mại điện tử việc làm tự do.

Làm freelancer chưa bao giờ là chuyện dễ dàng cả. 5 lí do chính bên dưới sẽ giúp bạn hình dung ra vì sao ta luôn gặp khó khăn khi làm việc tại nhà, từ đó tìm ra cách cải thiện hiệu suất công việc phù hợp với bản thân nhất.

5 lí do khiến việc làm tại nhà của bạn luôn gặp khó khăn

1. Phải đối diện với sự cô đơn

Có lẽ một trong những thách thức đầu tiên và khó khăn nhất khi quyết định làm việc tại nhà đó là sự cô đơn. Bạn phải gặm nhấm nó một mình và kiên trì hoàn thành công việc mà không có bất cứ ai cùng chia sẻ.

việc làm tại nhà
Đối với một số người, nỗi cô đơn là một trong những cảm giác gây khó chịu nhất. Mà công việc làm tại nhà của freelancer giúp họ thấu hiểu điều này hơn bất kì ai.

2. Thiếu sự hợp tác với mọi người

Việc làm tại nhà sẽ khiến bạn bị hạn chế rất nhiều trong quá trình giao tiếp xã hội trực tiếp. Thiếu kết nối xã hội khiến công việc làm tại nhà trở nên khó khăn hơn. Bạn không thể nhận được sự góp ý và chỉ dẫn trực tiếp từ những người đồng nghiệp cùng chuyên môn. Con đường đi sẽ giống như một mạch nước ngầm, không ngừng tìm kiếm và thử sai. Đồng thời bạn phải tự mình học hỏi, trau dồi và cập nhật các kỹ năng liên tục để không trở nên lỗi thời.

Quá trình đó đã đẩy nhiều freelancer vào cái hố của sự chán nản, năng suất công việc làm tại nhà theo đó mà trở nên trì trệ, kém hiệu quả.

việc làm tại nhà

3. Thiếu động lực và mất phương hướng

Việc thiếu động lực và mất phương hướng khi phải làm việc tại nhà có thể lí giải bằng 2 nguyên do chính:

  • Thứ nhất, ta phải chấp nhận một sự thật rằng văn hóa công ty có ảnh hưởng rất lớn tới phong cách và động lực làm việc của mỗi cá nhân. Văn hóa này được hình thành từ rất lâu và định hình công ty cũng như đội ngũ nhân sự trực thuộc công ty đó. Và việc bạn chọn tách khỏi văn hóa công ty để đi tìm giá trị riêng thì cũng nên sẵn sàng chấp nhận việc mình phải tự tạo ra văn hóa làm việc cho riêng mình.
  • Thứ hai, công việc làm tại nhà dễ khiến bạn có cảm giác lạc lõng và mất phương hướng. Mỗi khi kết thúc một dự án, nhiều freelancer chia sẻ rằng họ cảm thấy hụt hẫng. Khi bạn làm việc trong một doanh nghiệp, sứ mạng về công việc của bạn gắn liền với sứ mạng mà công ty theo đuổi. Đóng góp của bạn sẽ củng cố và hỗ trợ cho sự phát triển của công ty trong dài hạn. Nói cách khác, bạn sẽ cảm thấy vị trí của mình lớn lao hơn và cống hiến của mình có giá trị. Nhưng ở vị trí của người thực hiện công việc làm tại nhà, nhiều giao dịch chỉ đơn thuần là trao đổi sức lao động. Tất cả sẽ kết thúc khi dự án hoàn thành.
việc làm tại nhà
Không chỉ cô đơn, các freelancer luôn phải đấu tranh trong chính bản thân mình giữa việc gắn bó trong tập thể hay theo đuổi con đường riêng

Cuộc sống sau khi bạn trở thành người làm việc tại nhà toàn thời gian giống như một quyết định khởi nghiệp vậy. Nhiều lúc sẽ phải đi một mình, thậm chí luôn đi một mình. Do đó hãy chuẩn bị một tâm thế vững vàng, tỉnh táo khi làm một freelancer.

4. Áp lực từ khối lượng công việc và hạn chót

Deadline chưa bao giờ thôi ám ảnh. Thế nhưng deadline của những người đảm nhận công việc làm tại nhà thực sự là vấn đề đau đầu. Chỉ cần lỡ nhận “hơi nhiều” job trong cùng một thời điểm thôi, bạn sẽ bị các deadline dí cùng lúc. Nhiều freelancer chia sẻ họ thực sự bị quá tải khi bước vào những ngày cuối cùng của dự án.

việc làm tại nhà
“Đã làm freelancer thì đừng nên đi ngủ sớm, vì deadline sẽ đánh thức bạn giữ đêm.”(Cre: Truyện Tranh Hài)

5. Đánh mất các mối quan hệ xung quanh

Chọn trở thành một freelancer, bạn phải chấp nhận đánh mất vài mối quan hệ. Với một lịch trình làm việc không giống ai, freelancer rất khó hòa nhập cuộc sống cá nhân vào tập thể. Và chỉ những người cùng nghề mới hiểu được khó khăn của nhau. Họ có thể đi xem phim vào 15h chiều, bất cứ ngày nào từ thứ 2 đến chủ nhật, nhưng cũng có thể cày 24h trong một ngày nghỉ lễ của cả nước. Họ rảnh khi mọi người bận rộn và làm việc thâu đêm khi mọi người đều đã say giấc. Dần dần họ mất đi “tiếng nói chung” với phần còn lại của thế giới.

Nghề nghiệp nào cũng phải đánh đổi một vài điều trong cuộc sống. Freelancer cũng vậy. (Cre: littlehenrabi|iStock)

6. “Dậm chân tại chỗ”

Một trong số những tâm tư thầm kín của freelancer mà họ không muốn người khác biết là có những lúc cảm thấy mình đang “dậm chân tại chỗ”. Có lẽ bởi đặc thù công việc theo dự án, một khi dự án kết thúc ta sẽ không biết chúng sẽ tiến triển ra sao. Không ít người cảm thấy hoang mang về năng lực của bạn thân vì không thể theo dõi cách mà thành quả của mình phát huy khả năng của nó, liệu nó có thực sự hiểu quả hay không hay chỉ đơn thuần làm hài lòng khách thuê, tuyển?

Freelancer luôn gặp phải áp lực trở nên giỏi hơn bởi thị trường lao động cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt

Sau một thời gian gắn bó với công việc làm tại nhà, bạn sẽ dễ có cảm giác những kiến thức của mình đã cũ. Rồi khi học thêm kĩ năng mới nhưng lại không có “đất dụng võ”. Sẽ rất khó để một freelancer thử nghiệm những hiểu biết mới trên một sản phẩm được thuê tuyển. Khách hàng không có nhu cầu và cũng không có nhiều thời gian cho bạn thử sai trên chính sản phẩm của họ. Cuối cùng, freelancer vẫn sẽ làm những gì mà họ giỏi nhất từ trước đến nay, làm mãi, làm mãi…. cho đến khi nó lỗi thời.

Ngược lại việc sở hữu ít kĩ năng đa dạng cũng tước đi cơ hội nghề nghiệp dành cho các freelancer. Nhưng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình và không ngừng nâng cao kĩ năng là điều không phải ai cũng làm được.

7. “24h/ngày là không bao giờ đủ”

Đôi khi thứ vắt kiệt sức khỏe và thời gian của bạn không phải là công việc chồng chất hay deadline gần kề, chúng đến từ những điều nhỏ nhặt bủa vây trong cuộc sống. Do đó nhiều người không nhận ra họ luôn gặp khó khăn với việc làm tại nhà bởi “những mối quan hệ độc hại”. Chúng bòn rút sức khỏe, thời gian và cảm xúc của bạn, khiến bạn không thể tập trung vào bản thân và những điều quan trọng hơn.

Đó có thể là một đứa bạn nối khố luôn rủ bạn la cà, nhảy nhót; hay cô bạn gái lúc nào cũng ghen tuông, đổ lỗi, khiến bạn khổ sở để làm dịu đi cảm xúc của cô nàng; đó là gia đình luôn chỉ trích, gây áp lực vì bạn không đáp ứng được những gì họ muốn,…. Thật tệ rằng những cảm xúc này đôi khi đến từ những người mà bạn thương yêu nhất. Và không nhiều người trong chúng ta đủ cam đảm để rũ bỏ và mang nó ra khỏi cuộc sống của mình. Và cứ thế chung sống, để nó ăn mòn cuộc sống của mình.

việc làm tại nhà
Những cảm xúc tiêu cực từ các mối quan hệ có thể làm tan vỡ con người ta từ bên trong.

Làm thế nào để cải thiện hiệu suất đối với công việc làm tại nhà?

Công việc làm tại nhà sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như bạn không biết cách điều tiết và quản lý cuộc sống của mình. Vì vậy chúng tôi gợi ý một số phương pháp dưới đây với hi vọng giúp bạn giải tỏa bớt áp lực và cải thiện hiệu suất làm việc của mình.

1. Thử thay đổi kế hoạch nghỉ ngơi hoặc “tận hưởng sự bận rộn”

Dẫu biết những công việc làm tại nhà sẽ không đến theo một kế hoạch nào cả, và khối lượng cũng không liên tục. Có lúc sẽ rất dồn dập, có lúc lại thưa thớt. Nhưng không phải là không có cách. Bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát và điều tiết chúng khiến công việc làm tại nhà trở nên dễ thở hơn.

việc làm tại nhà
Hãy yêu lấy công việc của mình giống như nó là một phần của cuộc sống! (Cre: Quotefancy)
  • Đối với những thời điểm ít hoặc chưa có dự án, bạn có thể nghỉ ngơi, xả stress với các sở thích cá nhân khác. Thậm chí có thể đăng kí học thêm một ngôn ngữ, nhạc cụ mới hay tham gia một bộ môn thể thao mạo hiểm. Việc không ngừng tạo ra các trải nghiệm mới là cách để bạn khởi động lại bản thân, sẵn sàng đương đầu với những dự án sắp đến.
  • Đối với những giây phút phải ngập ngụa trong công việc, nếu không thể né tránh, chi bằng hay yêu lấy nó. Điều này có phần hư cấu, thế nhưng biến áp lực thành động lực sẽ giúp bạn vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Nghĩ về những điều tích cực mà trạng thái bận rộn đem lại cho bạn: tiền bạc, mối quan hệ mới, trải nghiệm mới hay một kì nghỉ đúng nghĩa sau khi dự án kết thúc,… Chấp nhận sự khó khăn mà công việc mang lại khiến bạn làm việc say mê hơn.

Nếu có thể kết hợp tốt cả hai điều trên thì dù bất kì hình thức công việc nào (việc làm tại nhà, việc làm từ xa,…) cũng không còn có thể làm khó bạn nữa. Khi bạn yêu cả những giây phút rảnh rỗi và bận rộn, bạn có thể hạnh phúc trong bất kì khoảnh khắc nào, dù là công việc hay cuộc sống thường ngày.

2. Đầu tư vào các mối quan hệ quan trọng và hữu ích

Bên cạnh việc cân nhắc lại các mối quan hệ cũ, bạn cũng cần tạo ra nhiều mối quan hệ tuyệt vời mới như một cách nêm nếm gia vị cho cuộc sống thêm đậm đà. Công việc làm tại nhà toàn thời gian cũng có thể khiến bạn e ngại kết bạn mới vì không có khả năng duy trì chúng, thế nhưng đồng nghiệp và khách hàng đều có khả năng trở thành những người bạn trong và ngoài công việc. Hãy linh hoạt và tận hưởng những mối quan hệ đó.

việc làm tại nhà
Đi cùng với những người chung lí tưởng, bạn có thể tiến rất xa.

3. Tìm kiếm sự cảm thông và cảm giác được chữa lành

Khi con người ta cảm thấy thất vọng, buồn bã và kiệt sức, họ có xu hướng tìm về những kí ức ấm áp bên gia đình. Hãy chủ động kết nối và tạo thật nhiều kỉ niệm với họ bên cạnh công việc làm tại nhà của bạn. Bạn sẽ không thể tìm ra liều thuốc nào có tác dụng chữa lành tuyệt vời hơn tình yêu của gia đình. Hãy trân trọng họ như cách bạn trân trọng cuộc sống của mình vậy.

4. Chấp nhận khả năng của bản thân

Trong công việc nói chung không riêng việc làm tại nhà, sẽ khó tránh khỏi những thời điểm bạn hoài nghi về bản thân. Khi ấy hãy tập trung vào bản thân mình và tìm ra câu trả lời.

  • Nếu bạn thực sự không phù hợp với nghề này (công việc làm tại nhà tự do nhưng cô độc), không chịu được nhưng áp lực mà việc làm tại nhà này mang lại, nên chủ động rẽ hướng.
  • Nếu nếu bạn quyết tâm với nghề này, hãy sẵn sàng đón nhận những áp lực và thử thách đặc thù. Dù công việc có phần vất vả, thế những gì mà nó mang lại có thể vượt ngoài mong đợi của bạn. Cố gắng kiên trì và theo đuổi nghiệp freelancer nhé!

Sandra Bae

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây